Follow

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Background Paludarium



[MẠN ĐÀM] – Background trong bể bán cạn


- Viết để đẩy mạnh phong trào
- Viết để chia sẻ, giao lưu
- Viết để cho những người sắp chơi thêm thông tin...


Terrarium thì mình không đề cập tới trong vấn đề này. Vivarium thì 50-50 có background hay không có. Paludarium là 99% lên background (không có thì cũng chẳng sao, nhưng có background thì đẹp hơn).


Trong một vài bài mình viết trước đó về việc trải nghiệm setup các bể (chắc các bài trôi qua lâu rồi nên các bạn không thấy nữa nên vẫn hỏi lại). Thế nên trong bài viết này có thể sẽ sử dụng lại những hình ảnh cũ của mình và biên soạn lại một chút.


Trong Paludarium có nhiều cách để làm background. Tôi thích chơi Paludarium cũng vì vẫn chơi được cá, vẫn trồng được cây. Cái thú vị trong setup 1 bể Paludarium là đã phải tính trước mình sẽ set như thế nào, có làm sàn trồng cây sát mặt nước không hay chỉ gắn cây lên background không, tính toán kết câu để lên phương án bố cục suối thác đặt ở chỗ nào. Có người xếp đá, cát đôn dần lên cao; Có người dùng xốp tạo hình sau đó trát 1 lớp xi măng rồi lại sơn vẽ bằng màu acrylic cầu kỳ, có người sử dụng tấm sơ dừa ép làm giá thể. Mình thì mình dùng foam xịt rồi tạo hình J. Khoảng 80% người setup sử dụng foam làm background nhưng nếu mọi người muốn sáng tạo hãy cứ sáng tạo biết đâu có cách làm khác tốt hơn.


Nói về foam, vẫn có nhiều bạn không biết mua ở đâu, giá cả thế nào. Xin thưa loại foam đại trà màu trắng các bạn có thể ra cửa hàng bán đồ điện nước hỏi mua, có khi người bán không biết trả lời không có thì bảo là mua keo bọt xịt nở thì có khi người ta lại biết; Còn 1 loại màu đen hiện tại Anh Em trong thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng đã có nhập về vào rao bán trên group rồi các bạn liên hệ để mua. Về chất lượng và tác dụng thì như nhau có điều mầu trắng thì phải xử lý còn mầu đen thì đẹp hơn đỡ lộ hơn.


Cho những bác chưa biết thì thông tin về foam của nhà sản xuất đây ạ (Cái này em cũng chỉ copy của ông Google thôi chứ không có gì đặc sắc cả)

PU-foam.png

                        MÔ TẢ :
PU Foam Keo PU cách âm cách nhiệt là loại foam XD & cách âm cách nhiệt Để lắp/bít khẻ hở, lổ hổng giữa các VLXD,

Foam sẽ giãn nở khi gập không khí
ĐẶC TÍNH :
Rất tốt để kết dính với kim loại, vữa hồ, Gỗ và hầu hết các VLXD.
Keo Foam có thể cắt, dán, sơn phủ, gắn thạch cao Sau khi đóng rắn.
CÔNG DỤNG:

 Lắp khẻ hở giữa tường,  trần và sàn.
 Bít kín điểm nối xung quanh cửa sổ và khung cửa.
Bít kín điểm nối xung quanh ống dẫn và
Đường dây xuyên qua giữa tường hoặc sàn.
ĐIỂM NỐI:

điểm nối của chiều  ngang không được lớn hơn 4cm .
điểm nối ngang và sâu lớn    hơn 5cm nên trám nhiều lớp
Thời gian giãn nở lúc thi công là 15~30 phút.
                        Vậy xử lý foam làm background thế nào là phần mình muốn trao đổi chính trong topic này. Trước tiên thì khi mới tiếp xúc vào foam các bạn nhớ là:
-          Chăm chỉ quay tay thì tay mới to. Xịt nhiều thì sẽ lên tay. Nếu xịt có thấy xấu đừng lo, khi nào foam khô dùng dao dọc giấy cắt gọt tạo hình thoải mái.
-          Quan hệ thì phải đeo bao thế nên xịt foam thì đeo găng tay. Nếu không đeo lỡ bị foam dính vào thì cũng đừng lo, đợi khô rồi bóc dần như rắn lột da ý cũng hết. Từ khi chơi foam tay mình trắng như Ngọc Trinh vì da lột nhiều lần :D
1.      Bể đầu tay mình làm theo đúng quy trình sau học của diễn đàn thuysinh.org và của youtube: Xịt foam -> khô -> trát silicon đen (xử lý màu trắng của foam) -> trải mùn dừa (chuyển background sang màu nâu). Trích lại đoạn mình mô tả trải nghiệm về cái công tác khỉ gió này: “Công đoạn này xem trên youtube thấy người ta làm đơn giản như khi bắt tay vào làm thì rất cực. Kinh nghiệm sau trải nghiệm là khi foam bắn và khô đi lớp bề mặt cứng, trơn khiến việc bám silicon không đều và có qua nhiều khe kẽ nhỏ làm cho bản thân mình không thể trát đều được. Nếu các bạn làm sau nên gọt lớp vỏ bên ngoài foam đi cho thành mặt phảng việc trát sẽ nhàn hơn một chút. Như thấy trong hình lớp trát phủ đầu tiên vẫn nhìn thấy chỗ trống trắng hở ra. Nhưng cũng không quá quan trong vì theo thời gian lên cây và rêu nó cũng che phủ những lỗi nhỏ đó đi.”

Mới xịt

Trát chít còng lưng



                                                                                                                              

Sau này cây cũng sẽ che chỗ hở trắng khuyết điểm đi ạ
2.       Vậy là việc xịt foam nguyên khối background mình đã làm rồi. Mình sau đó nghịch foam theo phương án tách rời rồi ghép lại để sau ứng dụng vào những bố cục trúc trắc hơn kiểu hang động lắm tầng nhiều vòm. Mình xin trích dẫn lại cái vụ test của nợ này: “Em chuyển sang phương án tách làm rời từng mảng, từng tầng. Sau đó ghép lại bắn foam thêm lần nữa vào các rãnh nối để nối chúng lại với nhau như hình em post.” Và “Vì bể có quá nhiều chi tiết vụn vặt, nhiều mảng miếng nên em còn không trát silicon đều hết bể rồi đắp sơ dừa một lượt được (lần này em dùng sơ dừa chứ không dùng mùn dừa như các lần trước). Em chuyển trát mảng nào đắt sơ dừa dần mảng đó.”


                                        
Các phần được xịt tách riêng biệt rồi ghép vào bể sau

Ghép xong thì trát silicon đen đến đâu phủ sơ dừa quấn chiếu đến đó


È cổ ra thì cũng full bể

Bể này không có hình ảnh cây lên vì sớm lật do chuyển nhà :D
3.       Xịt xịt xịt và xịt….: Lần này xịt mệt rồi, không có sức silicon đen với mùn dừa nữa L Mình nói thế thôi lần này mình đã xác định trước là không trát silicon đen và phủ mùn dừa nữa vừa bẩn vừa tốn thời gian. Em trích dẫn đại khái công đoạn như thế này: “Chả là các lần làm trước một là bắn foam lên một lớp xốp, hay bắn trực tiếp lên thành kính. Lượng foam dày vừa tốn foam, vừa mất thời gian cắt gọt, mất thời gian trát trát xoa xoa. Lần này kết hợp setup theo cách khác.

Mình xử dụng lưới kim loại để bao vòng quanh bể, sau đó bắn foam lên lớp lưới. Cái này không do 2 lão kia chỉ tận tay day tận mặt mà xem ảnh rồi ngộ rồi vác bể ra test luôn xem sao. Lớp lưới như một cái khung nên mình bắn lượng foam cũng mỏng hơn so với các lần trước và đều hơn. Và thật sự là lượng nó mỏng nên cảm giác nó nhanh khô hơn. Trước đợi vêu phễu mà mãi chưa thấy foam khô.”

“Lần này tiết diện foam lớn, mà lười trét trét đắp đắp, em cũng thay đổi khoản đó bằng việc dùng sơn xịt để nhuộm màu cho background. Vì đơn giản đã có cốc trồng cây, dứa buộc gốc quanh một lớp xơ dừa nên cũng chẳng cần sơ dừa phải trải hết cho toàn bộ foam. Hơn nữa sơn thì đều hơn, chỗ nào cần trồng cây vào thì khoét foam ra, chỗ nào cần đắp rêu thì có thể trát silicon sơ dừa đắp sau cũng được.

Vậy là 2 thay đổi mới cho quá trình setup về sau là: dùng "áo lót" lưới + sơn xịt :)”

Xịt

 Gọt và test dòng thác

Sơn




Lên đèn và lên đồ





 * Bonus:













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét