Follow

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Phun sương



[MẠN ĐÀM] – Phun sương làm ẩm

- Viết để đẩy mạnh phong trào
- Viết để chia sẻ, giao lưu
- Viết để cho những người sắp chơi thêm thông tin...

3 câu trên sắp trở thành slogan của mình rồi :D. Sau 3 bài viết chia sẻ cũng có nhiều người inbox hay comment hỏi mình vụ phun sương nên hôm nay mình muốn trao đổi với mọi người vấn đề phun sương.

Mọi người có thể tùy biến mọi phương pháp để giữ đổ ẩm cho bể của mình. Còn mình thì mình liệt kê một vài cách theo tầm hiểu biết của mình trước đã.

1. Tạo ẩm siêu âm:

Đó là sử dụng máy phun sương tạo ẩm “pikachu” (vì máy này siêu thị điện máy bán có tạo hình pikachu nên gọi vậy) hoặc máy tạo khói hay đặt ở các tiểu cảnh.

Về cơ chế hoạt động:

Khi ta đặt một điện áp lên tấm vật liệu áp điện này thì nó sẽ biến dạng tùy theo mức điện áp ta đặt.



Nếu ta cung cấp cho nó cùng một điện áp nhưng trái dấu nhau luân phiên theo một chu kỳ nào đó thì vật liệu sẽ co dãn theo đúng tần số của nguồn cấp. Các bạn hình dung nó giống như cái màng loa vậy đó!



Dao động này làm tấm màng phía trên dao động theo (người ta dùng thêm màng này để tăng diện tích tiếp xúc với nước đồng thời ngăn nước rơi xuống bên dưới)



Các phân tử nước sẽ cố bắt kịp dao động của tấm màng nhưng không thể do quán tính và khối lượng riêng của nước tương đối lớn. Do sóng nước bị trễ pha so với sóng của màng dao động, tạo ra các vùng áp suất thấp giữa các sóng này gọi là lỗ trống (xem hình bên dưới). Các lỗ trống này chứa rất nhiều năng lượng và phát nổ ở gần bề mặt nước tạo ra đỉnh sóng nhấp nhô ở bề mặt, đồng thời ở đỉnh của sóng, các giọt nước nhỏ được cung cấp năng lượng từ các lỗ trống khi phát nổ có đủ năng lượng để thoát khỏi bề mặt nước và bắn vào không khí ở dạng sương. Kích thước những hạt sương rất nhỏ, chỉ cỡ 1 micro mét.



Với những bể kích thước nhỏ thì mình dùng loại tạo ẩm siêu âm này thấy khá tốt. Mà cái mình ưng trong trải nghiệm đó là tạo ẩm siêu âm do đó bể được ẩm do các hạt sương rất nhỏ nên bể ẩm đều, mà lại không bị tình trạng đọng nước. Với bể cubic 50 mình chơi, không có nắp chỉ cần chạy hết công suất máy pikachu và máy tạo khói thì tầm 1,2 p là bể cubic 50 đã mù mịt khói như khói vape rồi (đặc biệt sương của máy tạo khói có phần nặng hơn với máy pikachu nên sương ẩm sẽ quẩn trong bể hơn là bay ra ngoài – dĩ nhiên là các bạn không thể vừa thôi quạt vào và vừa phun sương được.)



Nhưng nhược điểm là bình chưa của máy pikachu nhỏ nên lưu lượng hồ nhỏ còn dùng được lâu, gặp hồ to thì các bạn bật đi châm nước liên tục. Còn máy tạo khói thì phải đặt dưới mặt nước tầm 2cm nên khi chạy mực nước do tạo thành hạt sương bay lên hao hụt nước thấp hơn là sẽ không có tác dụng. Với cả trong bể to nếu chạy liên tục mù mịt thì chả ngắm được gì, nếu chạy xong tắt thì đợi ẩm đều được sẽ rất lâu.





2. Tạo ẩm “thác”:

Cái này mình tự đặt tên, vì tìm mãi kho từ trong đầu chẳng có từ nào diễn tả :D

Đại khái đây là hình thức dùng hệ thống bơm để nước chảy ẩm phần tường background, hoặc cũng thể là dùng bơm hút nước lên cao rồi chảy tràn xuống dưới hoặc hút nước lên khay cao rồi tạo thành mưa nhỏ giọt xuống như những cơn mưa rừng.

Về phần công nghệ thì mê mẩn sản phẩm của bio pod mình chưa có cơ hội được sử dụng nên không review được. Mọi người tham khảo theo clip link sau:
Và cách làm ẩm bể của ADA cũng làm trên nền tảng tương tự như cách này:


Bên mình làm thường thì sẽ mày mò chế cháo, còn nước ngoài người ta có “đồ hàng” đồng bộ luôn khiên mọi việc setup rất dễ dàng mà nhanh chóng


3. Tạo ẩm bằng bơm tăng áp + bép phun sương:

Với các hồ có diện tích rộng. Việc sử dụng 2 cách phun sương mình đã đề cập ở trên thì không đều ẩm và không đủ nên trong trường hợp này phải sử dụng bơm tăng áp và béc phun sương.

a. Có thể tự chế bằng cách: (Hình ảnh lấy trên mạng, đã che bớt thông tin vì bài viết không mang mục đích quảng cáo hay dìm hàng cá nhân hay cơ quan đoàn thể nào cả)


- Mua bơm tăng áp mini 12v

- Dây

- Bép đồng hoặc đầu bép xin hơn tùy mọi người

Đầu lọc hút nước: Đầu lọc hút nước mình mô tả nó giống như đầu lọc tép. Đầu lọc tép để không bị hút tép vào trong máy lọc, còn đầu lọc này tránh hút bẩn vào trong máy bơm gây tắc nghẽn bơm.

- Bộ lọc RO: Nên có bộ lọc RO vì trong nước sạch vẫn có kim loại nặng và cặn can xi. Chạy qua lọc RO rồi mới chạy ra bép phun thì thời gian sử dụng bép được lâu hơn, tránh tình trạng cặn can-xi gây tắc bép

Mô tả mô hình: ( Hình ảnh)





Theo mô hình này thì với những bể vivarium phải thiết kế thêm lối thoát nước chống úng. Còn những bể paludarium ở dưới có phần nước thì phải thiết kế chống tràn (Hoặc như mình không làm chống tràn nhưng mình táng cái tạo khói siêu âm vào trong bể bật 24/24h. Cái tạo khói liên tục tách phân tử nước trong bể đi nên không lo tràn :D)

b. Ngoài cách tự chế thì mình review một bộ phun sương thị trường đang bán là bộ Minus:

Lúc đầu mình định chế cho hạt dẻ nhưng lại cắn răng sử dụng hàng đồng bộ để còn review cho đỡ “ao làng” 

Phụ kiện cơ bản cũng như nhau cả thôi:

- Bơm tăng áp

- Dây

- Lõi hút sứ lọc

- 4 bép dơn phun tùy chỉnh được góc độ (có thể mua 8 bép, hoặc bép đôi v.v..)

Công suất máy bao khỏe, ổn định. Hàng đồng bộ nên dĩ nhiên khác mình từ chế thế nên mình không có ý kiến gì nhiều. Tùy chơi và trải nghiệm sản phẩm thôi

c. Bonus:

Với một diện tích to, to to thật là to thì bép phun ở everywhere :D






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét